Inverter theo nghĩa tiếng Việt là biến tần. Xuất hiện cách đây khoảng 20 năm, tuy nhiên vài năm gần đây các hãng sản xuất mới phân phối rộng rãi tại Việt Nam.
Công nghệ này sử dụng mạch điện tử để biến đổi điện áp V, dòng điện A và tần số F, để đạt được công suất đầu ra của động cơ chính xác như phụ tải yêu cầu. Công nghệ này đã sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp sản xuất và đặc biệt là trong công nghệ sản xuất tự động hoá, điều khiển điện tử. Khi công nghệ này ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất máy lạnh thì mạch điện tử có tác dụng kiểm soát tốc độ vòng quay của máy nén dẫn đến kiểm soát được áp suất gas trong hệ thống một cách liên tục và chính xác dẫn đến kiểm soát được công suất của điều hoà.
Những lợi ích của công nghệ này
- Tại thời điểm khởi động máy dòng điện khởi động rất nhỏ sau đó tăng dần bằng dòng điện định mức. Do vậy không gây hiện tượng sụt nguồn điện đảm bảo an toàn cho hệ thống điện lưới và các thiết bị điện khác.
- Sau một thời gian hoạt động với công suất định mức nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt. Tại thời điểm này nhiệt độ trong phòng sẽ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, tuỳ theo khả năng cách nhiệt của phòng với môi trường mà khối lượng hơi lạnh bị thất thoát ra ngoài nhiều hay ít. Về cơ bản khối lượng hơi lạnh này sẽ được bù bằng công suất làm lạnh của điều hoà Inverter. Chính nhờ công nghệ Inverter máy lạnh sẽ sản sinh ra công suất đúng theo yêu cầu, lúc này công suất lạnh cần cung cấp chỉ bằng 10~50% công suất lạnh ban đầu tuỳ theo khả năng cách nhiệt của phòng.
- Để đạt được hiệu quả nhất từ máy điều hòa biến tần Inverter thì chúng tôi khuyến cáo rằng cần có một phòng đủ kín, sao cho hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí nóng bên ngoài, và công suất làm lạnh bao giờ cũng phải nhiều hơn so với thể tích không khí cần làm lạnh trong phòng. Thông thường phòng có diện tích từ 9 đến 15 m2 có thể dùng máy công suất 9.000 BTU, từ 15 đến 20 m2 dùng máy 12.000 BTU,…
- Trong khi đó đối với máy điều hoà thông thường khi máy chạy đạt nhiệt độ yêu cầu
máy sẽ ngừng chạy, chờ đến khi nhiệt độ phòng giảm xuống ít nhất là 2oC máy mới hoạt động trở lại và khi hoạt động trở lại máy chạy bằng 100% tải. Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng : Trong cùng một điều kiện phòng cần làm lạnh là như nhau máy điều hoà Inverter có chế độ chạy : chạy ban đầu 100% tải – sau đó chạy tiên tục 10~50% tải có chỉ số tiêu thụ điện ít hơn máy điều hoà thông thường : chạy ban đầu 100% tải – sau đó ngừng chạy và lại chạy tiếp 100% tải.. - Sau khi đạt nhiệt độ làm lạnh yêu cầu máy Inverter chạy với công suất nhỏ hơn công suất định mức do vậy tốc độ vòng quay của máy nén thấp hơn tốc độ vòng quay định mức nhờ vậy mà máy chạy êm hơn. Ngoài ra, với công nghệ này, không khí lạnh sẽ truyền nhẹ nhàng sâu vào bên trong phòng, tránh tình trạng không khí lạnh tập trung cục bộ tại khu vực gần dàn lạnh, cho phép nâng cao hiệu suất điện năng. Nhiệt độ phòng luôn duy trì ổn định như vậy thân nhiệt không bị thay đổi cảm giác sẽ thoải mái hơn do đó có lợi hơn cho sức khoẻ hơn.
Chú ý khi sử dụng điều hoà áp dụng công nghệ Inverter.
- Lựa chọn công suất máy lạnh phù hợp với diện tích cần làm mát.
- Bạn nên bảo trì, làm sạch cả dàn nóng và dàn lạnh mỗi 3 tháng một lần, việc thiếu bảo trì thường xuyên hiệu suất máy sẽ giảm, độ lạnh kém, thời gian làm lạnh lâu, tiêu hao nhiều điện hơn để căn phòng của bạn đạt được nhiệt độ yêu cầu, thậm chí việc thiếu bảo trì thường xuyên có thể dẫn đến cháy máy.