Những sự cố thường gặp ở kho lạnh trong hệ thống cơ điện lạnh

09/10/2015

Kho lạnh xuất hiện như một giải pháp an toàn để việc bảo quản thực phẩm được tiến hành một cách nhanh chóng và tránh việc hư hại khi để bên ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động thì kho lạnh vẫn thường gặp trục trặc.

Nhà thầu cơ điện lạnh cho biết các trục trặc thường gặp ở kho lạnh thường thấy như nhiệt độ lạnh giảm, hiện tượng đóng băng trong kho, hư block máy lạnh, hiện tượng lọt ẩm, lọt không khí … Trong đó hiện tượng đóng băng là thường được các chủ kho phàn nàn nhiều.

1/ Hiện tượng block máy lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hư block, có thể do nguồn điện cung cấp không ổn định có thể gây chập và hư hỏng block máy hoặc do máy lạnh phải hoạt động quá tải và liên tục khi bạn lắp đặt với diện tích phòng quá rộng và không hợp lý.

Một nguyên nhân dễ nhận biết cho việc hư block máy nữa là do máy lạnh không được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ và một trong các cuộn dây bên trong đông cơ bị cháy dẫn tới nhảy CB nguồn.

Những sự cố thường gặp ở kho lạnh trong hệ thống cơ điện lạnh

  • Biện pháp khắc phục

Để khắc phục tình trạng trên thì tốt nhất là chủ kho nên liên hệ các công ty cơ điện lạnh tiến hành thay block máy lạnh. Việc đầu tiên của quy trình thay block là chọn block có công suất phù hợp với máy lạnh, không chọn block có công suất lớn hoặc nhỏ hơn máy lạnh.

Để đảm bảo độ an toàn trước khi thay block, cần kiểm tra lượng dầu trong block trước khi lắp ráp, cân cáp và kiểm tra áp đẩy, kẹp dòng, kiểm tra lại dòng điện và đảm bảo thông số kỹ thuật theo yêu cầu. Trước khi lắp ráp cần vệ sinh khí Nitơ và trong quá trình lắp ráp block phải hút chân không ra, nạp ga đầy đủ, đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

Các sự cố là điều khó tránh khỏi khi sử dụng kho lạnh ,do đó mà người dúng cần linh động có những biện pháp để sửa kho lạnh kịp thời.

2/ Hiện tượng lọt ẩm

Không khí trong kho lạnh có nhiệt độ thấp. Khi tuần hoàn qua dàn lạnh thì một lượng nước được ngưng tụ lại. Vì vậy phần áp suất hơi nước không khí trong buồng nhỏ hơn so với bên ngoài. Do đó hơi nước có khuynh hướng thẩm thấu vào phòng qua vách tấm cách nhiệt.

Đối với kho xây, hơi ẩm khi xâm nhập có thể làm ẩm ướt lớp cách nhiệt làm giảm tính chất cách nhiệt của vật liệu. Vì vậy khi thi công, các kỹ sư cơ điện lạnh cần quét lớp hắc ín và lót giấy dầu chống thấm cho kho lạnh. Giấy dầu chống thấm cần lót 2 lớp, các lớp chồng mí lên nhau và dán băng kéo kín, tạo màng cách ẩm liên tục trên toàn bộ diện tích của kho.

Những sự cố thường gặp ở kho lạnh trong hệ thống cơ điện lạnh

Đối với kho làm bằng tấm cách nhiệt vì bên ngoài và bên trong kho có lớp tôn nên không có khả năng lọt hơi ẩm. Tuy nhiên cần tránh các vật nhọn làm thủng tấm cách nhiệt dẫn đến làm ẩm ướt tấm cách nhiệt. Vì vậy trong kho lạnh, người ta thường làm các tấm Palet bằng gỗ để tránh trầy xước mặt sàn khi đẩy xe, vật nhọn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Giữa các tấm cách nhiệt khi lắp ghép có các khe hở nhỏ cần làm kín bằng silicon, sealant. Bên ngoài các kho lạnh, công nhân cơ điện lạnh còn chôn các cột sắt cao khoảng 0,8m để tránh bị va đập làm hư vỏ kho.

3/ Hiện tượng lọt không khí

Khi xuất hàng hoặc mở cửa thao tác kiểm tra, không khí bên ngoài sẽ thâm nhập vào kho gây tổn thất nhiệt đáng kể và ảnh hưởng đến chế độ bảo quản.

Gió nóng bên ngoài chuyển động vào kho lạnh từ phía trên cửa và gió lạnh trong phòng ùa ra ngoài từ phía dưới nền của tấm cách nhiệt.

Quá trình thâm nhập của không khí bên ngoài vào kho lạnh không những làm mất lạnh của phòng mà còn mang theo một lượng hơi ẩm vào phòng và sau đó tích tụ trên các dàn lạnh ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của hệ thống.

  • Biện pháp khắc phục

Sử dụng quạt chắn gió để ngăn ngừa không khí tràn vào kho.

Khi kho lạnh lớn, người ta xây dựng một phòng đệm tránh không cho không khí bên ngoài vào phòng lạnh.

Sử dụng các cửa tò vò 600 mm x 600 mm để nhập hàng.

Sử dụng các màn nhựa được ghép từ nhiều mảnh nhỏ. Các tấm nhựa này có khả năng chịu lạnh tốt và độ bền cao, các mí được gấp lên nhau 1 khoảng ít nhất 50mm vừa đảm bảo thuận lợi cho người đi lại và khi không có người ra vào thì màn che rất kín.

co dien lanh 3

4/ Hiện tượng ngập lỏng

  • Nguyên nhân ngập lỏng

Phụ tải nhiệt quá lớn, quá trình sôi ở dàn lạnh mãnh liệt và hơi cuốn lỏng về máy nén.Van tiết lưu mở quá lớn hoặc không phù hợp.

Khi mới khởi động do có lỏng nằm sẵn trên đường ống hút hoặc trong dàn lạnh.

Van phao khống chế mức dịch dàn lạnh hỏng nên dịch tràn về máy nén.

Môi chất không bay hơi ở dàn lạnh được do bám tuyết nhiều ở dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp, quạt dàn lạnh hỏng ….

  • Xử lý ngập lỏng
  • Ngập lỏng nhẹ

Đóng van tiết lưu hoặc tắt cấp dịch dàn lạnh, kiểm tra tình trạng ngập lỏng. Đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây ngập lỏng. Khắc phục ngay. Trong trường hợp nhẹ có thể mở van xả khí tạp cho môi chất bốc hơi ra sau khi đã làm nóng cacte lên 30 độ C. Sau đó vận hành trở lại.

Trường hợp nặng hơn, sương bắt đầu bám ở thân cacte, nhiệt độ đầu hút thấp nhưng nhiệt độ bơm dầu trên 30 độ C thì áp dụng cách sau:

Đóng van tiết lưu hoặc tắt van cấp dịch. Cho máy chạy tiếp tục. Khi áp suất hút đã xuống thấp, mở từ từ van chặn hút và quan sát tình trạng. Qua 30 phút dù đã mở hết van hút nhưng áp suất không tăng chứng tỏ dịch ở trong dàn lạnh đã bốc hơi hết.

Mở van tiết lưu cấp dịch cho dàn lạnh để hệ thống hoạt động lại và quan sát.

  • Ngập lỏng nặng

Khi quan sát qua kính xem môi chất, thấy dịch trong cacte nổi thành tầng thì đó là lúc ngập nặng. Lập tức cho máy ngừng và thực hiện các biện pháp sau:

* Trường hợp hệ thống có nhiều máy đấu chung

Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch.

Đóng van xả máy ngập lỏng.

Sử dụng van by-pass giữa các máy nén, dùng máy nén không ngập lỏng hút hết môi chất trong máy ngập lỏng. Khi áp suất xuống thấp làm nóng cacte máy ngập lỏng cho bốc hết môi chất bên trong.

Quan sát qua kính xem dầu môi chất lạnh bên trong cacte, rút bỏ dầu trong cacte. Nạp dầu mới đã được làm nóng lên 35 độ C đến 40 độ C.

Khi đã hoàn tất, mở van xả và cho máy hoạt động lại, theo dõi và kiểm tra.

* Trường hợp không có máy đấu chung

Tắt cấp dịch, dừng máy => Đóng van xả và van hút.

Qua lỗ xả dầu, xả bỏ dầu và môi chất lạnh => Nạp lại dầu cho máy nén => Mở van xả => Cho máy hoạt động trở lại và từ từ mở van hút.

Sau khi đã mở hoàn toàn mà không có hiện tượng gì thì coi như xử lý xong.

Xem thêm: Công ty cơ điện lạnh và cái nhìn tổng quan về máy lạnh 1 chiều và 2 chiều

Công ty thi công điện thiết kế, thi công hệ thống chống sét cho camera

Hãy liên hệ với YOCO M&E qua thông tin:

CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH TUỔI TRẺ (YOCO M&E)

Website: www.codienlanh.com

E-Mail: info@yoco.vn

Điện thoại: 08 6295 8806 – (Hotline: 0909 169 059 – Mr.Trung)

Địa chỉ: 151 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh



@Copyright 2025 Cơ Điện Lạnh Tuổi Trẻ (YOCO M&E)