- Nguyên lý hoạt động
Công ty điện lạnh cho biết, hệ thống cấp nước tự chảy là hệ thống cấp nước tập trung, hoàn chỉnh và liên tục gồm những hạng mục công trình có chức năng: thu nước, xử lý nước, vận chuyển, điều hoà và phân phối nước. Nguyên lý hoạt động dựa vào trọng lực của nước. Tác động của trọng lực được sử dụng vào việc đưa nước từ các nguồn trên cao xuống thấp (không cần bơm dẫn, không sử dụng năng lượng điện) cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản, làng, khu dân cư.
- Sơ đồ công nghệ hệ thống ống cấp nước tự chảy
Hệ thống cấp nước tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối…) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường ống nước (đường ống nhựa PVC, ống HDPE hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm…), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước.
Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ.
Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy
Mô hình hệ thống ống cấp nước tự chảy
- Các dạng hệ thống cấp nước tự chảy
Hệ thống cấp nước tự chảy được chia thành hai nhóm chính: hệ thống tự chảy hở và hệ thống tự chảy kín.
1. Hệ thống cấp nước tự chảy hở
Được xác định bởi một đặc tính là các vòi nước trong hệ thống được để chảy tự do suốt ngày đêm, nhưng nguồn vẫn tạo ra một lượng nước không đổi. Điều này có nghĩa là lượng nước an toàn của nguồn đủ để cung cấp trực tiếp cho tất cả các vòi trong hệ thống, không cần xây bể chứa nước.
2. Hệ thống cấp nước tự chảy kín
Là một hệ thống có lượng nước không đủ để cung cấp cho nước chảy liên tục ở tất cả các vòi trong hệ thống, hoặc hệ thống phải có bể chứa để dự trữ nước nhằm cung cấp nước cho các vòi vào các thời gian sử dụng cao điểm vượt quá khả năng cung cấp trực tiếp của nguồn cho các vòi. Tất cả các vòi trong hệ thống đều có khoá.
- Các hạng mục công trình trong hệ thống cấp nước tự chảy
Công trình đầu nguồn: Điểm đầu tiên trong một hệ thống cấp nước tự chảy (khe suối, mạch lộ…), nơi dòng chảy được tập trung vào một đầu mối nhận nước, chảy vào điểm giữ nước dẫn đến đường ống nước thô gọi là công trình đầu nguồn. Công trình đầu nguồn gồm có các hạng mục như sau:
1. Đập chắn, phai chắn hoặc đập dâng nước
Đây là phần công trình đón dòng chảy của nguồn nước.
Công trình đầu nguồn – Đập dâng nước, cửa thu nước.
2. Cửa thu nước, họng thu nước:
Là chỗ nhận nước từ nguồn lộ hoặc khe suối, nhận nước bằng hệ thống đường ống nước dưới đáy, hoặc bố trí một con kênh ngăn dẫn nước vào ngăn sơ lắng, sơ lọc.
3. Công trình sơ lọc
Ngăn lọc thượng lưu gồm có sỏi cuội và cát vàng dùng để lọc đảm bảo không cho rác bẩn, tạp chất có đường kính lớn chui vào đường cấp ống nước.
4. Công trình sơ lắng
Quá trình lắng là nước được giữ ở trạng thái tương đối yên tĩnh trong khoảng vài giờ. Do không bị khuấy động các hạt vật chất lơ lửng trong nước (có kích thước nhỏ hơn các hạt và các tạp chất đã bị loại bỏ ở phần lắng sơ bộ) bắt đầu chìm xuống.
5. Van đầu nguồn
Là bộ phận đóng mở để thu nước từ đầu nguồn chảy vào đường ống nước tự chảy.
6. Van xả cặn đầu nguồn
Van được bố trí dưới đáy công trình đầu nguồn, khi dưới đáy có lắng cặn nhiều và bẩn thì ta mở van xả đi.
7. Trụ đỡ: Là bộ phận đỡ ống dẫn nước.
Dây neo, trụ đỡ đường ống nước.
8. Đai neo, dây neo, kẹp giữ ống: làm bằng thép, có nhiệm vụ neo giữ ống dẫn nước.
9. Đường dẫn ống nước thô
Công ty điện lạnh cho hay, đường dẫn ống nước thô là đường ống dẫn nước từ nguồn đến khu xử lý, đường ống này là ống thép, kim loại hoặc bằng nhựa PVC, HDPE… có đường kính to nhỏ phụ thuộc vào lưu lượng nước đầu nguồn và quy mô hệ thống cấp nước tự chảy.
- Khu xử lý
1. Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ giữ nước trong một thời gian nhất định, các tạp chất lơ lửng trong nước có thể lắng xuống đáy bể. Quá trình này gọi là quá trình lắng thực hiện trong bể lắng. Bể thường bao gồm:
+ Van đóng mở cho nước vào và ra bể, van xả cặn và xả tràn.
+ Đường ống kỹ thuật, là hệ thống đường ống vào và ra bể cùng hệ thống đường ống trong lòng bể thông với các ngăn.
2. Bể lọc chậm bằng vật liệu cát
Bể lọc chậm bằng vật liệu cát nhằm xử lý nguồn nước chưa đủ tiêu chuẩn sinh hoạt. Lọc nước là quá trình làm sạch nguồn nước trước khi đưa về các điểm sử dụng.
Vật liệu lọc: Vật liệu phổ biến hiện nay là sỏi, cát vàng. Ngoài ra còn có một số vật liệu khác như: Cát thạch anh, đá nghiền, than gầy, hạt nhựa… Lớp sỏi có đường kính từ 2 – 40 mm, dầy 500 mm, cát lọc có đường kính từ 0,3 – 1 mm và có chiều dầy lớp cát từ 1 – 1,2 m.
Hệ thu nước lọc là các tấm bê tông đục lỗ làm sàn thu nước. Các tấm bê tông đục lỗ đặt dưới lớp sỏi được kê lên gạch hoặc trụ bê tông, cách đáy bể 20 – 30 cm tạo ra khoảng trống thu nước. Nước sau khi thu vào bể thu nước sẽ được dẫn sang bể chứa nước sạch bằng ống thu nước.
Bể lọc chậm
3. Thiết bị khử trùng (có nơi có có nơi không sử dụng)
Nước sau khi đã lọc được loại bỏ các tạp chất, tuy nhiên để sử dụng, chúng cần được các công ty điện lạnh nhận thầu khử trùng bằng các loại hoá chất được Bộ Y Tế quản lý và cho phép sử dụng (như nước Javen, Clo, Ozon…).
- Bể cắt áp (bể giảm áp)
Bể cắt áp là công trình để thay đổi áp lực nước trong đường ống.
- Bể chứa nước sạch (bể chứa trung gian)
Bể chứa nước sạch trong hệ thống cấp nước tự chảy là nơi chứa nước sạch đã được xử lý và đôi khi có chức năng như một bể cắt áp.
- Hệ thống đường ống dẫn và phân phối
Hệ thống đường ống là toàn bộ mạng lưới đường ống dẫn nước từ nguồn đến trụ vòi, nơi tiêu thụ, tại các hộ dân khu dân cư.
Hệ thống đường ống chia ra thành: đường ống dẫn nước thô, đường ống chính, đường ống nhánh,
đường ống dẫn đến các vòi, đường ống dẫn vào các hộ dân….
- Các hố van
Mục đích của hố van là bảo vệ các van điều khiển khỏi bị phá dẫn đến gây ra sự mất cân bằng về lưu lượng và áp lực nước làm gián đoạn dòng nước chảy trong hệ thống đường ống.
Hố van.
Van xả khí: là một bộ phận dùng để xả khối khí bị kẹt trong đường ống.
Van xả cặn: là bộ phận xả các tạp chất, cặn bùn đất trong các bể và đường ống.
Van điều chỉnh lưu lượng (khống chế lưu lượng): là bộ phận đóng mở to nhỏ để điều chỉnh lưu lượng nước chảy trong đường ống và hướng dòng chảy trong đường ống theo ý muốn.
- Bể chứa nước khu vực (bể sử dụng khu vực): là bể chứa nước sạch để sử dụng được bố trí tại khu dân cư.
- Trụ vòi: đó là một điểm để mọi người đến lấy nước, sử dụng nước.
- Đồng hồ đo nước sử dụng: là thiết bị đo đếm lượng nước tiêu thụ tại cụm khu dân cư hoặc từng hộ gia đình sử dụng nước.
Trụ vòi
Xem thêm: Công ty cơ điện hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy PEE-1
Các nhà thầu cơ điện lạnh chia sẻ về hệ thống nước sinh hoạt dân dụng
Hãy liên hệ với YOCO M&E qua thông tin:
CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH TUỔI TRẺ (YOCO M&E)
Website: www.codienlanh.com
E-Mail: info@yoco.vn
Điện thoại: 08 6295 8806 – (Hotline: 0909 169 059 – Mr.Trung)
Địa chỉ: 151 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh