Tấm cách nhiệt và phương pháp tách ẩm trong thiết kế cơ điện ở kho lạnh

Friday September 25th, 2015

Hiện nay tại nhiều kho lạnh người ta phát hiện tình trạng đọng ẩm trong các tấm cách nhiệt rất phổ biến. Khi khoan phía dưới chân tường của tấm cách nhiệt thì thấy nước chảy ra nhiều vì tấm cách nhiệt hoàn toàn bị ướt sũng. Vì vậy các biện pháp chống nhiễm ẩm cho tấm cách nhiệt rất quan trọng đối với các đơn vị thiết kế cơ điện, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của Việt Nam.

  • Các phương pháp chống nhiễm ẩm cho các tấm cách nhiệt kho lạnh như sau

Sử dụng lớp cách ẩm cùng với tấm cách nhiệt: Sử dụng lớp cách ẩm có hiệu quả cao. Lớp cách ẩm này chỉ được phép bố trí ở phía nóng của tấm cách nhiệt. Nếu bố trí lớp cách ẩm ở phía lạnh của tấm cách nhiệt thì nguy cơ ngưng đọng ẩm trong cách nhiệt lại tăng lên nhiều lần.

Nâng cao hệ số trở ẩm cho vật liệu tạo tấm cách nhiệt: Vật liệu tạo tấm cách nhiệt có thể được trộn thêm các loại nhựa kết dính hoặc bitum kết dính để tăng trở kháng khuếch tán ẩm. Lượng ẩm khuếch tán từ không khí hoặc bề mặt nóng của tấm cách nhiệt sẽ giảm xuống nhanh chóng trong khi lượng ẩm khuếch tán từ vách tấm cách nhiệt vào phòng lạnh giảm với tỷ lệ nhỏ hơn. Như vậy các nhà thiết kế cơ điện sẽ đạt được yêu cầu lượng ẩm khuếch tán từ vách tấm cách nhiệt vào phòng lạnh lớn hơn hoặc bằng lượng ẩm khuếch tán từ môi trường nóng vào vách tấm cách nhiệt. Như vậy sẽ không còn ẩm ngưng tụ trong vách tấm cách nhiệt.

Tấm cách nhiệt và phương pháp tách ẩm trong thiết kế cơ điện ở kho lạnh

Tạo áp suất dương trong phòng lạnh. Qua đó có thể tạo ra một dòng không khí đi qua vách tấm cách nhiệt ngược chiều với độ giảm phân áp suất hơi nước.

Tác động nhân tạo vào áp suất riêng phần hơi nước trên bề mặt lạnh của vách tấm cách nhiệt.

Do có hiện tượng ngưng đọng ẩm trong vách tấm cách nhiệt của kho lạnh nên cần phải được các nhà thiết kế cơ điện làm lớp cách ẩm để tăng trở ẩm cho tấm cách nhiệt.

  • Vật liệu cách ẩm cần có các yêu cầu sau

Có trở ẩm lớn hoặc có hệ số thấm ẩm nhỏ.

Không ngậm nước.

Phải bền nhiệt, không bị cứng, giòn, lão hóa ở nhiệt độ thấp và bị mềm hoặc nóng chảy ở nhiệt độ cao.

Không có mùi lạ, không độc, không ảnh hưởng tới thực phẩm và sản phẩm bảo quản.

Không gây ăn mòn và tác dụng hóa học với các vật liệu cách nhiệt và xây dựng.

Phải rẻ tiền và dễ kiếm.

Vật liệu cách ẩm cho tấm cách nhiệt chủ yếu hiện nay là bitum. Thường sử dụng các mác bitum BH-3, BH-4, BH-5 với hệ số dẫn nhiệt từ 0.3 đến 0.35 w/mk.

Tấm cách nhiệt và phương pháp tách ẩm trong thiết kế cơ điện ở kho lạnh

  • Cách các đơn vị thiết kế cơ điện sử dụng Bitum cho tấm cách nhiệt

Trát bitum nóng chảy lên bề mặt tấm cách nhiệt vài lớp dày từ 1 – 5 mm. Bitum thường nóng chảy ở 90 độ C nhưng thường phải đốt lên đến 160 – 170 độ C và phải giữ nhiệt trong suốt quá trình thao tác. Tuy nhiên cũng có thể hòa Bitum vào xăng hoặc Benzol để có thể cơ giới hóa được quá trình.

Nhược điểm phương pháp này là tốn dung môi và dể cháy. Không được pha xăng và Benzol vào Bitum khi có nhiệt độ lớn hơn 80 độ C.

Phương pháp tốt nhất là tạo nhũ tương trong thùng quay tốc độ cao ( 50 % Bitum, 48 % nước, 2 % phụ gia xà phòng và đất sét). Sau đó phun lên vách tấm cách nhiệt, nước bay hơi để lại một lớp bằng phẳng. Nếu chưa đủ chiều dày có thể phun nhiều lần nhưng phải đợi lớp trước khô hết mới được phun lớp sau. Để tránh rạn nứt có thể pha thêm 10 % cao su tự nhiên để tạo màng.

Xem thêm: Yêu cầu của việc thiết kế kho lạnh trong thi công cơ điện

                   Nhà thầu cơ điện lạnh và hệ thống làm mát nhà xưởng bằng hơi nước

 

Hãy liên hệ với YOCO M&E qua thông tin:

CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH TUỔI TRẺ (YOCO M&E)

Website: www.codienlanh.com

E-Mail: info@yoco.vn

Điện thoại: 08 6295 8806 – (Hotline: 0909 169 059 – Mr.Trung)

Địa chỉ: 151 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh