Thiết kế điều hòa không khí cho phòng sạch dược phẩm

Friday December 5th, 2014

Để thiết kế điều hòa không khí cho phòng sạch dược phẩm điều đầu tiên chúng ra phải hiểu dây chuyền công nghệ đang được áp dụng tại nhà máy đang thiết kế. Thông thường chia làm 2 loại dây chuyền: dây chuyền thuốc bột và dây chuyển thuốc nước.

Dây chuyển thuốc bột gồm:
– Dây chuyển thuốc viên
– Dây chuyền thuốc bột
– Dây chuyền thuốc viên nang mềm
– Dây chuyền thuốc viên sủi,…

Dây chuyền thuốc nước:
Dây chuyền thuốc nước được chia thành 2 loại: Thuốc nước dùng trong và thuốc nước dùng ngoài.

Thuốc nước dùng trong gồm:
– Thuốc tiêm.
– Dịch truyền.
– Thuốc nước dùng cho vết thương hở.
– Kem mỡ mắt, …

Thuốc nước dùng ngoài
– Các loại thuốc nước dùng để uống như: siro, hỗn dịch,….
– Các loại dầu xoa ngoài da,….

Phương án thiết hệ thống điều hòa không khí cho phòng sạch dược phẩm:

Cấp độ sạch: Căn cứ dây chuyền sản suất chúng ta phân bố cấp độ sạch cơ bản như sau:
– Độ sạch cấp D: Gồm dây chuyền sản xuất thuốc bột và và dây chuyền thuốc nước vùng ngoài.
– Độ sạch cấp C, B: Cho dây chuyền thuốc nước vùng trong.

Độ ẩm: Độ ẩm khu vực sản xuất thông thường tuân theo yêu cầu công nghệ mà chủ đầu tư (CDT) áp dụng. Nên các bạn cũng không quá bâng khuâng khi cùng một dây chuyền sản xuất nhưng 2 nhà máy sử dụng độ ẩm khác nhau.
Nhìn chung độ ẩm được phân như sau:
– Độ ẩm <60%: Áp dụng cho dây chuyền thuốc nước.
– Độ ẩm <55%: Áp dụng cho dây chuyền thuốc bột (trừ viên sủi và viên nang mềm).
– Độ ẩm < 30%: Áp dụng cho dây chuyền viên sủi và viên nang mềm.

Phân bố áp suất:
Mục đích:
Nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm các chất độc hại, bụi, vi sinh từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Nguyên tắc:
– Chênh lệch áp suất tối thiểu giữa 2 cấp độ sạch 15Pa.
– Nơi sạch hơn có áp suất cao hơn.

Phân bố AHU:
Mục đích:

– Ngăn ngừa sự nhiễm chéo từ dây chuyền sản xuất này sang dây chuyền sản xuất khác hoặc từ khu vực này sang khu vực khác.
– Tăng sự thuận lợi trong quá trình vận hành hệ thống, tiết kiệm năng lượng, v.v…