Tiết kiệm điện trong hệ thống điện lạnh: Hệ thống làm mát và đông lạnh

22/04/2015

Hệ thống điện lạnh cụ thể là hệ thống làm mát và đông lạnh là một trong những thiết bị điện quan trọng nhất đối với một số ngành và doanh nghiệp như chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đông lạnh, siêu thị, dược phẩm… Có nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện cho các hệ thống làm mát và đông lạnh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hay ảnh hưởng đến quy trình khai thác bình thường.

Chi phí: Hệ thống làm mát và đông lạnh thường là hệ thống tiêu thụ điện lớn nhất trong một số ngành như thực phẩm đông lạnh, chế biến các sản phẩm từ sữa và các hàng hoá có khả năng hư hỏng. Trong các ngành này, tỷ lệ sử dụng điện để làm đông lạnh có thể chiếm đến 60% tổng lượng điện được tiêu thụ.

Tiềm năng tiết kiệm: Việc thiết kế hệ thống điện lạnh phù hợp về mặt kích thước, hệ thống cách nhiệt hợp lý, hệ thống đông lạnh tiết kiệm năng lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng tiết kiệm. Tiết kiệm năng lượng quy mô lớn cũng có thể đạt được thông qua việc thay đổi hệ thống đông lạnh và làm mát hiện tại. Mức độ tiết kiệm thực tế có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thực hiện tốt các giải pháp sau đây có thể giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được khoảng 15% điện năng cho hệ thống làm mát và đông lạnh.

he thong dien lanh 2

Có rất nhiều cách đơn giản mà các doanh nghiệp có thể tự thực hiện để giảm chi phí cho hệ thống điện lạnh, cụ thể là giảm chi phí cho hệ thống làm mát và đông lạnh:

–  Thay thế hệ thống cũ, lắp đặt hệ thống mới:

Mặc dù chênh lệch giá cả đang giảm dần, các thiết bị tiết kiệm năng lượng vẫn thường đắt hơn các thiết bị thông thường.

–  Sử dụng tối ưu thiết bị: Xác định rõ ràng những nhu cầu làm mát hay đông lạnh để tránh lãng phí nhằm lựa chọn chế độ và công suất phù hợp.

–  Lên kế hoạch lưu kho, xếp dỡ và vận chuyển sản phẩm: Lên kế hoạch lưu kho một hoặc vài lần trong ngày, không lưu kho khi sản phẩm còn nóng, vận chuyển sản phẩm từ nơi đông lạnh đến nơi làm mát thật nhanh, xử lý nhiệt độ phù hợp riêng cho làm mát và đông lạnh.

he thong dien lanh 1

–  Giảm thiểu sự xâm nhập của khí nóng từ các nguồn khác: Giảm tối đa sự xâm nhập của không khí vào khu vực làm mát/đông lạnh bằng các tấm ngăn nhựa, cửa cuốn hay dùng loại cửa cách ly. Khi lắp đặt không được có khoảng trống khe hở và khu vực đông lạnh phải để xa các khu vực có nhiệt độ cao như bếp ăn, nơi làm ấm thực phẩm, gần ánh mặt trời. Nên bố trí khu vực hệ thống đông lạnh sát nhau. Sử dụng hệ thống chiếu sáng ít toả nhiệt (CFL) trong các máy đông lạnh và chỉ bật đèn khi thật cần thiết.

–  Dễ dàng tiếp cận với sản phẩm: Lưu trữ và trưng bày sản phẩm hợp lý để nhân viên hoặc khách hàng có thể lấy sản phẩm họ cần một cách dễ dàng nhằm giảm thời gian và số lần đóng mở cửa các máy đông lạnh.

–  Thường xuyên bảo trì và vệ sinh: Đảm bảo rằng hệ thống lưu thông không khí trong phòng đông lạnh không bị ngăn chặn. Tránh để các luồng khí bốc hơi bị đóng băng. Đảm bảo nhiệt độ đã được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu làm mát. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy điều nhiệt.

Xem thêm: Sự cần thiết của máy điều hòa không khí chính xác

                  Lập trình PLC điều khiển của liên động phòng sạch

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH TUỔI TRẺ (YOCO M&E)

Website: www.codienlanh.com

E-Mail: info@yoco.vn

Điện thoại: 08 3894 1921 – (Hotline: 0909 169 059 – Mr.Trung)

Địa chỉ: 636 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp – Tp. Hồ Chí Minh



@Copyright 2024 Cơ Điện Lạnh Tuổi Trẻ (YOCO M&E)